Cách vệ sinh sofa vải tại nhà nhanh chóng, sạch như mới, chuyên nghiệp như tiệm
  1. Bộ Ghế đôn

    HAMBURG-Bộ Ghế đôn
    1.188.000 đ 3.898.000 đ
  2. Vỏ Bọc Cho Ghế Sofa 2 Chỗ

    HAMBURG-Vỏ Bọc Cho Ghế Sofa 2 Chỗ
    819.000 đ 2.699.000 đ
  3. Ghế Sofa 2 Chỗ

    HAMBURG-Ghế Sofa 2 Chỗ
    1.899.000 đ 6.299.000 đ
  4. Bộ Ghế Sofa 3 Chỗ

    HAMBURG-Bộ Ghế Sofa 3 Chỗ
    8.308.000 đ
  5. Bộ Ghế Sofa 2 Chỗ

    HAMBURG-Bộ Ghế Sofa 2 Chỗ
    2.718.000 đ 8.998.000 đ
  6. Bộ Ghế Sofa Góc

    BUDAPEST-Bộ Ghế Sofa Góc
    5.358.000 đ 17.798.000 đ
  7. Bộ Ghế Bành

    BUDAPEST-Bộ Ghế Bành
    2.058.000 đ 6.798.000 đ
  8. Bộ Ghế Sofa 3 Chỗ

    BUDAPEST-Bộ Ghế Sofa 3 Chỗ
    4.098.000 đ 13.598.000 đ
  9. Bộ Ghế Sofa 2 Chỗ

    BUDAPEST-Bộ Ghế Sofa 2 Chỗ
    3.318.000 đ 10.998.000 đ

Vệ sinh sofa vải tại nhà định kỳ là giải pháp tối ưu để duy trì tuổi thọ của ghế theo thời gian, đồng thời giúp không gian sống luôn sạch sẽ và đẹp mắt. Trong bài viết dưới đây, COME HOME sẽ hướng dẫn chi tiết các bước làm sạch sofa theo từng loại vải (vải nỉ, nhung, cotton, vải thô,...), cùng tham khảo để bắt tay thực hiện ngay!

Tại sao cần vệ sinh ghế sofa vải thường xuyên?

Các bộ sofa dù tầm trung hay cao cấp đều có khả năng xuống cấp theo thời gian. Để làm chậm quá trình này, giải pháp tối ưu nhất là nên vệ sinh sofa vải tại nhà và bảo dưỡng định kỳ. Nói cách khác, việc làm sạch sofa thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Giặt sạch vết bẩn cũ: Ghế sofa là nơi tiếp đón khách, quây quần, tụ họp của gia đình mỗi ngày nên rất dễ bám bụi bẩn, lông động vật, mùi hôi, vi khuẩn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây hại đến sức khoẻ. Chưa kể, vết bẩn cũ không làm sạch về lâu dài sẽ rất khó vệ sinh. Vì vậy, việc lau dọn, vệ sinh sofa vải tại nhà định kỳ là thực sự cần thiết, giúp món đồ nội thất phòng khách này luôn sạch đẹp như mới. 
  • Khử mùi: Mùi ẩm mốc, mùi khói thuốc lá, đồ ăn, mồ hôi bám trên sofa sẽ gây cảm giác vô cùng khó chịu khi sử dụng. Do đó, gia chủ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để ghế luôn thơm tho và duy trì không gian sống thông thoáng. 
  • Duy trì tuổi thọ của ghế sofa: Việc vệ sinh sofa vải tại nhà định kỳ sẽ tránh được tình trạng vải bị phai màu, sờn rách theo thời gian, do đó có thể kéo dài tuổi thọ sử dụng một cách đáng kể. 
Vệ sinh sofa vải tại nhà thường xuyên Vệ sinh sofa vải tại nhà thường xuyên
Vệ sinh sofa vải tại nhà thường xuyên để duy trì tuổi thọ và giá trị thẩm mỹ

>> Xem thêm: 

Quy trình vệ sinh sofa vải tại nhà đơn giản

Dưới đây là hướng dẫn cách vệ sinh sofa vải tại nhà sạch nhanh, đơn giản:

Tìm hiểu các trường hợp trước khi vệ sinh sofa

Trước khi bắt đầu vệ sinh sofa vải tại nhà, bạn cần tìm hiểu kỹ để sử dụng đúng loại hóa chất, nguyên liệu làm sạch phù hợp với ghế, tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ đồ nội thất. Dưới đây là bảng thông tin gợi ý có thể tham khảo:

Mã dán trên ghế

Ý nghĩa của mã

W (Water)

Có thể vệ sinh sofa vải tại nhà bằng nước, là lựa chọn tối ưu việc tự vệ sinh sofa tại nhà.

S (Solvent)

  • Chỉ có thể làm sạch bằng dung môi hoặc dung môi giặt khô (sản phẩm làm sạch không chứa nước).
  • Sofa rất dễ bị phai màu, co rút vải, hoặc để lại cặn nước nếu sử dụng nước để làm sạch.

WS hoặc SW

Có thể vệ sinh sofa bằng nước hoặc các loại dung môi giặt khô nhưng vẫn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến vải như làm phai màu, co rút vải,...

X (chỉ làm sạch chuyên nghiệp)

Không thể làm sạch bằng nước hay dung môi giặt khô thông thường, phải sử dụng dụng cụ/ hóa chất chuyên dụng. 

>> Xem thêm: 

Phân loại vết bẩn trước khi vệ sinh

Mỗi loại vết bẩn bám trên sofa đều yêu cầu cách vệ sinh khác nhau, đảm bảo không ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như độ bền của món đồ nội thất. Dưới đây là hướng dẫn cách phân loại vết bẩn trước khi bắt đầu khâu vệ sinh sofa vải tại nhà:

  • Vết bẩn thông thường như bụi bẩn, nước sốt: Có thể dễ dàng làm sạch, tẩy rửa bằng nước, xà phòng,...
  • Vết bẩn cứng đầu như mực viết, dầu mỡ từ thức ăn: Có thể sử dụng hóa chất chuyên dụng và chỉ nên làm sạch vùng bị bám bẩn, không nên làm loang chất tẩy rửa sang các vùng khác. 

Làm sạch bụi bẩn bám trên ghế sofa vải

Bạn sử dụng máy hút bụi chuyên dụng, với đầu hút dành cho đồ nội thất để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn, tóc, lông chó mèo và các mảnh vụn nhỏ trên bề mặt/ góc khuất ghế sofa. 

>> Xem thêm: 

Vệ sinh sofa vải tại nhà bằng những dung dịch tẩy rửa chuyên dụng

Dung dịch tẩy rửa chuyên dụng được sử dụng để làm sạch những vết bẩn cứng đầu trên ghế sofa. Tùy vào từng loại ghế, bạn nên cân nhắc chọn sản phẩm vệ sinh phù hợp để tránh tình trạng phai màu, co vải,... 

Khử mùi hôi cho sofa

Để khử mùi hôi ghế sofa vải, bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa tự nhiên như baking soda, giấm trắng. Đối với sofa da, bạn cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng để sử dụng sản phẩm khử mùi chuyên dụng, tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ đồ nội thất. Không chỉ làm sạch, quá trình loại bỏ mùi hôi cho sofa cũng rất quan trọng, giúp không gian sống luôn thơm tho, dễ chịu. Ngoài ra còn giúp bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn.

>> Xem thêm: Mẫu ghế sofa đơn đẹp, hiện đại, giá rẻ nhất 2024

Hong khô ghế sofa vải

Ghế sofa vải thường rất lâu khô nên cần sử dụng thiết bị sấy hỗ trợ. Hiện nay, máy thổi khô là lựa chọn phổ biến nhất, giúp hong khô vải nhanh chóng nhưng không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ hay màu sắc đồ nội thất. 

Sử dụng các chất bảo dưỡng cho sofa vải

Để nâng cao tuổi thọ của sofa, bạn có thể sử dụng thêm các chất bảo dưỡng chuyên dụng. Những sản phẩm này sẽ giúp bề mặt ghế trở nên bóng loáng, đẹp mắt hơn, đồng thời bảo vệ sofa khỏi tình trạng ẩm mốc khó chịu.

Hướng dẫn cách bước vệ sinh sofa vải tại nhà đúng cáchHướng dẫn cách bước vệ sinh sofa vải tại nhà đúng cách
Tham khảo hướng dẫn cách bước vệ sinh sofa vải tại nhà đúng cách

>> Xem thêm: Tổng hợp các mẫu sofa đơn giản, hiện đại, đẹp nhất 2024

Cách vệ sinh sofa vải tại nhà theo từng chất liệu

Tùy theo từng chất liệu sofa, quá trình vệ sinh cũng có nhiều khác biệt, cụ thể như sau: 

Đối với sofa vải cotton

Sợi cotton có đặc tính bền đẹp nhưng dễ bị nhăn, dễ bám bẩn và khả năng hút nước cao. Tuy nhiên, khả năng làm sạch cũng rất dễ dàng.

Bước 1: Làm sạch bụi bẩn trên ghế  sofa

Bạn sử dụng máy hút bụi hoặc khăn ẩm để làm sạch lớp bụi trên bề mặt ghế. Nếu sofa có hai lớp, bạn cần lột lớp bên trên đem ngâm với nước ấm, sau đó giặt lại với xà phòng. 

Bước 2: Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng

Bạn chọn dung dịch tẩy rửa phù hợp với vải cotton để làm sạch sofa, tránh làm hỏng hoặc làm bạc màu vải. Theo đó, bạn chỉ cần xịt chất tẩy lên vết bẩn và dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng là hoàn tất. 

Bước 3: Sấy khô sofa

Sofa bằng vải cotton thường rất lâu khô nếu chỉ hong phơi tự nhiên. Vì thế, giải pháp tốt nhất là sử dụng máy sấy hỗ trợ. Tuy nhiên, bạn lưu ý cần chọn chế độ sấy thấp nhất để tránh làm hư hỏng các sợi vải. 

Bước 4: Xịt bảo dưỡng 

Để giúp sofa vải cotton bền đẹp theo thời gian, bạn nên sử dụng thêm xịt bảo dưỡng sau khi đã vệ sinh ghế sạch sẽ. Công đoạn này sẽ giúp bảo vệ bề mặt ghế bóng loáng, kéo dài tuổi thọ ghế, khử mùi, khử ẩm mốc để sofa nhà bạn luôn bền đẹp.

>> Xem thêm: Ghế đôn là gì? TOP mẫu ghế đôn đẹp, giá rẻ, hot nhất 2024

Vệ sinh ghế sofa vải nhung

Sofa vải nhung thường có đặc tính êm ái, mềm mại và sở hữu độ đàn hồi tốt, cần vệ sinh định kỳ đúng cách để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ của ghế: 

Bước 1: Kiểm tra thông tin vệ sinh trên thẻ sản phẩm

Trước khi bắt đầu quá trình vệ sinh sofa vải tại nhà, bạn hãy đọc kỹ thẻ thông tin trên ghế sofa để chọn loại dung dịch tẩy rửa phù hợp, tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ đồ nội thất.

Bước 2: Sử dụng máy hút bụi 

Bạn có thể sử dụng máy hút bụi ở chế độ thấp nhất để loại bỏ bụi bẩn trên sofa.

Bước 3: Xử lý vết bẩn

Đối với các vết bẩn nhỏ, bạn chỉ cần sử dụng bàn chải mềm nhúng nước, sau đó nhẹ nhàng chải lên khu vực cần vệ sinh. Nếu sofa bám vết bẩn cứng đầu, bạn trộn baking soda với nước theo tỉ lệ 2:1, sau đó chà theo chiều sợi vải để làm sạch.  

Bước 4: Để sofa khô tự nhiên

Sau khi vệ sinh, bạn chỉ cần để sofa ở nhiệt độ phòng thoáng mát để khô tự nhiên, không cần sử dụng máy sấy

>> Xem thêm: Top 10 Mẫu ghế bành thư giãn, chính hãng, giá tốt nhất 2024

Đối với sofa vải thô

Vải thô có độ dày vừa phải, với kết cấu lớp sợi bông mềm, dày, dễ bám bẩn và khó vệ sinh. Vì vậy, quá trình làm sạch định kỳ rất quan trọng, nên thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Tháo và giặt sạch vỏ bọc ghế sofa

Bạn tháo phần vỏ bọc sofa bên ngoài để giặt sạch bằng nước xà phòng ấm trong vòng khoảng nửa tiếng, sau đó xả lại với nước lạnh. 

Bước 2: Vệ sinh khung sườn và phần đệm 

Bạn sử dụng máy hút bụi cầm tay để loại bỏ toàn bộ bụi trên khung sườn và nệm ghế sofa. Nếu không có sẵn thiết bị này, bạn hoàn toàn có thể dùng khăn ẩm để thay thế. 

Bước 3: Khử mùi 

Bạn có thể sử dụng nước xịt khử mùi chuyên dụng cho dòng sofa này hoặc thay thế bằng nước xả vải thông thường (ngâm qua đêm). Bước này sẽ giúp ghế lưu hương thơm ngát, tránh bốc mùi hôi, mùi ẩm mốc khó chịu. 

>> Xem thêm: Mẫu kệ tivi gỗ công nghiệp đẹp, hiện đại, độc đáo, giá tốt nhất

Cách vệ sinh ghế sofa vải bố

Vải bố có độ đàn hồi thấp, quá trình vệ sinh cũng tương đối đơn giản, với các bước sau:

Bước 1: Làm sạch vỏ bọc ghế

Bạn tháo các tấm nệm lót trên ghế rồi mang đi ngâm chúng trong nước xà phòng ấm khoảng 30 phút, sau đó giặt sạch, dùng máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn còn sót lại. 

Bước 2: Xử lý các vết bẩn cứng đầu

Đối với một số loại vết bẩn cứng ghế sofa vải bố:

  • Bã kẹo cao su: Sử dụng đá lạnh làm đông cứng bã kẹo cao su, sau đó dùng vật có góc cạnh để cạo bỏ.
  • Sáp nến: Dùng giấy ăn phủ lên vùng có dính sáp nến, rồi dùng bàn là là qua để loại bỏ.
  • Mực: Dùng cồn và giấy để thấm mực bút sang giấy, lặp lại nhiều lần cho đến khi vết bẩn biến mất.

Bước 3: Khử mùi hôi và ẩm mốc

Bạn có thể xịt khử mùi lên bề mặt ghế hoặc ngâm vải với nước xả qua đêm để sofa lưu hương thơm ngát.

Bước 4: Để ghế sofa khô

Bạn có thể sấy khô sofa bằng máy sấy chuyên dụng hoặc để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng.

Cách làm sạch ghế sofa vải nỉ

Vải nỉ thường rất dễ vệ sinh, chỉ cần thực hiện theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Sử dụng máy hút bụi để hút sạch hoàn toàn bụi bẩn bám trên sofa.
  • Bước 2: Sử dụng khăn mềm thấm giấm trắng hoặc nước sạch, sau đó lau nhẹ nhàng  lên các vết bẩn.
  • Bước 3: Sử dụng máy sấy để sấy khô lại toàn bộ ghế sofa trước khi sử dụng.
Vệ sinh ghế sofa đúng cách theo từng loại vảiVệ sinh ghế sofa đúng cách theo từng loại vải
Vệ sinh ghế sofa đúng cách theo từng loại vải

>> Xem thêm: Mẫu bàn sofa gỗ đẹp, bàn ghế sofa gỗ phòng khách hiện đại 2024

Những tips hay giúp sofa luôn sạch sẽ, thơm tho

Dưới đây là 5 mẹo hay giúp vệ sinh sofa vải tại nhà luôn sạch sẽ, thơm tho: 

  • Luôn dùng máy hút bụi để làm sạch sofa vải hàng ngày.
  • Ưu tiên sử dụng sofa có lớp vỏ lót bên ngoài để hỗ trợ vệ sinh dễ dàng.
  • Nên trang bị các gói hút ẩm ngay bên dưới ghế sofa hoặc các góc để tránh sofa bị ẩm mốc theo thời gian.
  • Sử dụng tinh dầu để giúp ghế sofa luôn lưu hương thơm tho.
Ghế sofa luôn sạch đẹp như mới nhờ vệ sinh định kỳGhế sofa luôn sạch đẹp như mới nhờ vệ sinh định kỳ
Ghế sofa luôn sạch đẹp như mới nhờ vệ sinh định kỳ

>> Xem thêm: 100+ Mẫu giá sách, kệ sách treo tường đơn giản, đẹp nhất bằng gỗ

Những sai lầm thường mắc phải khi vệ sinh ghế sofa vải tại nhà

Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi vệ sinh ghế sofa, nhất định nên tránh:

  • Không phân loại vết bẩn trên ghế khi vệ sinh: Mỗi loại vết bẩn dính trên ghế sofa sẽ yêu cầu cách xử lý khác nhau. Do đó, việc phân loại dạng vết bẩn trước khi vệ sinh là vô cùng quan trọng, tránh làm ghế bị loang màu, gây ảnh hưởng đến độ bền cũng như tuổi thọ đồ nội thất.
  • Không làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Các hướng dẫn/ khuyến cáo của nhà sản xuất về cách vệ sinh ghế sofa bằng vải sẽ đảm bảo ghế không bị hư hỏng, phai màu. Vì vậy, bạn cần tham khảo kỹ để làm sạch ghế định kỳ đúng cách. 
  • Không sử dụng chất bảo dưỡng: Nếu bạn chỉ vệ sinh và sofa nhưng không bảo dưỡng, ghế rất khó duy trì được độ bền đẹp theo thời gian.

>> Xem thêm: Cách chọn kích thước bàn trà sofa chuẩn chi tiết mà bạn cần biết

Những điều cần lưu ý gì khi vệ sinh sofa vải tại nhà

COME HOME chia sẻ đến bạn một số lưu ý quan trọng cần biết khi vệ sinh sofa vải tại nhà:

Tìm hiểu về những ký hiệu vệ sinh trên ghế

Trên mỗi mẫu ghế sofa đều có những ký hiệu riêng biệt, tương ứng với hướng dẫn vệ sinh đúng cách, bạn nên tham khảo kỹ để thực hiện:

  • W (Water): Có thể làm sạch sofa bằng nước, là lựa chọn tối ưu việc tự vệ sinh sofa tại nhà.
  • S (Solvent): Chỉ có thể làm sạch bằng dung môi hoặc dung môi giặt khô (sản phẩm làm sạch không chứa nước). Sofa rất dễ bị phai màu, co rút vải, hoặc để lại cặn nước nếu sử dụng nước để làm sạch.
  • WS hoặc SW: Có thể vệ sinh sofa bằng nước hoặc các loại dung môi giặt khô nhưng vẫn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến vải như làm phai màu, co rút vải,...
  • X (chỉ làm sạch chuyên nghiệp): Không thể làm sạch bằng nước hay dung môi giặt khô thông thường, phải sử dụng dụng cụ/ hóa chất chuyên dụng. 

>> Xem thêm: Kích thước ghế quầy bar tiêu chuẩn và cách chọn ghế phù hợp

Tìm hiểu về cách vệ sinh ghế sofa phù hợp với từng loại vải

Như đã chia sẻ, mỗi loại vải được sử dụng để làm ghế sofa như vải nhung, vải thô, cotton, nỉ,... đều yêu cầu cách vệ sinh khác nhau. Bạn cần biết cách làm sạch đúng cách, sử dụng sản phẩm tẩy rửa chuyên nghiệp để tránh ảnh hưởng đến độ bền của ghế. Đối với những sofa có vỏ bọc bên ngoài, bạn chỉ cần tháo rời để vệ sinh từng bộ phận. Ngược lại, đối với những mẫu ghế không có vỏ bọc, bạn buộc phải sử dụng máy hút bụi hoặc các phương pháp vệ sinh chuyên nghiệp khác để làm sạch tối ưu. 

Chọn loại dung dịch vệ sinh ghế sofa vải thích hợp

Tương ứng với mỗi loại vải sofa, bạn nên chọn loại dung dịch vệ sinh phù hợp để tránh ảnh hưởng đến độ bền cũng như màu sắc ghế. Thông thường, bạn cũng có thể dùng các loại bột giặt, nước rửa chén, giấm trắng hoặc baking soda để làm sạch những vết bẩn cứng đầu.

Sử dụng loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho từng loại vải sofaSử dụng loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho từng loại vải sofa
Sử dụng loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho từng loại vải sofa

>> Xem thêm: Mẫu bàn sofa đẹp, bàn trà sofa gỗ mặt kính hiện đại cho phòng khách giá rẻ

Mua bàn ghế sofa vải đẹp, chất lượng, giá tốt tại COME HOME

Để chọn được những mẫu ghế sofa vải đẹp, chất lượng tốt, COME HOME là đơn vị uy tín hàng đầu bạn nên ưu tiên. Tất cả các sản phẩm chúng tôi cung cấp đều đảm bảo có mẫu mã, màu sắc, kích thước đa dạng, phù hợp với mọi không gian. 

COME HOME luôn nỗ lực không ngừng trong hành trình tạo nên những thiết kế tỉ mỉ, tinh tế, mong muốn mang đến những giây phút nghỉ ngơi thư giãn nhất cho quý khách hàng.

Nhờ vào công nghệ đột phá - phần mềm kỹ thuật số Room Planner, giờ đây, quý khách hàng có thể trải nghiệm và thiết kế trực tuyến các sản phẩm của COME HOME. Quá trình tương tác trực tiếp với mô hình 3D chắc chắn sẽ mang trải nghiệm trực quan, cảm giác như đang mua sắm thực tế tại cửa hàng.

Để nhanh tay nhận về nhiều ưu đãi hấp dẫn, hãy liên hệ và đặt hàng ngay tại COME HOME:

Ngoài ra, quý khách hàng có thể ghé trực tiếp tại các cửa hàng COME HOME để được tư vấn, hỗ trợ và trải nghiệm mua sắm tiện ích nhất. Dù bạn mua sắm tại COME HOME theo bất kỳ hình thức nào, chúng tôi cũng luôn nỗ lực hết mình để mang đến trải nghiệm hài lòng nhất.

Những câu hỏi thường gặp khi vệ sinh sofa vải tại nhà

Dưới đây là phần giải đáp một số thắc mắc thường gặp về cách vệ sinh ghế sofa tại nhà, tham khảo ngay:

Dung dịch vệ sinh ghế sofa vải loại nào tốt?

Dung dịch vệ sinh ghế sofa vải trên thị trường hiện nay rất đa dạng, chẳng hạn như dung dịch pha loãng, dạng bọt, dạng xịt,... Bạn nên chọn loại sản phẩm đến từ các thương hiệu hoá mỹ phẩm uy tín, có thể loại bỏ vết bẩn trên sofa nhưng không gây hại cho vải. Đây chính là lựa chọn tốt nhất.

>> Xem thêm: 25+ Ý tưởng thiết kế nội thất phòng khách chung cư đẹp, ấn tượng

Cách làm sạch ghế sofa da trắng nào hiệu quả nhất?

Đối với ghế sofa da trắng, bạn có thể dễ dàng làm sạch bằng cách sử dụng các nguyên liệu sau đây: rượu trắng, giấm, baking soda, Isopropyl Alcohol, bột Cream Of Tartar, kem đánh răng,... 

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về cách vệ sinh ghế sofa vải tại nhà đơn giản, sạch đẹp, thơm tho như mới. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để chăm sóc không gian sống luôn khang trang. Quý khách hàng đừng quên truy cập website COME HOME để chọn cho mình những mẫu nội thất sang trọng cho không gian phòng khách hoàn mỹ.